Cách nấu mì Quảng Phú Chiêm muốn thơm ngon chuẩn vị thì cũng không hề khó khăn đâu nhé. Đây là món ăn cực kì nổi tiếng của Quảng Nam và lâu dần trở thành món mì yêu thích của người dân mọi miền đất nước. Sợi mì Quảng dẻo dai cùng nước dùng đậm đà hương vị chắc hẳn đã ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên. Không cần phải đến tận xứ Quảng thì bạn vẫn có thể tự nấu mì Quảng Phú Chiêm tại nhà theo công thức đơn giản dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về món mì Quảng Phú Chiêm
Món mì Quảng trứ danh này có nguồn gốc từ làng Phú Chiêm, xã Điện Phương, tỉnh Quảng Nam. Dù biến tấu thêm nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng vẫn giữ huyên được hương vị dân dã và truyền thống cho đến tận ngày nay.
Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của món mì Quảng này phải kể đến nước dùng có hương vị đặc trưng riêng. Sợi mì trắng, dai, mịn mướt được làm từ loại gạo ngon của cánh đồng phù sa ven sông Thu Bồn và sản xuất trực tiếp lại làng Phú Chiêm.
Tiếp đến phải kể đến hai nguyên liệu chính là tôm và thịt ba rọi rim mặn kết hợp với nước dùng nấu từ cua đồng và củ nén. Đặc biệt không thể thiếu bánh đa giòn tan ăn kèm với các loại rau và cắn chút ớt xanh Đại Lộc cay nồng.
Mì Quảng không chỉ xuất hiện khắp các hàng quán, gánh hàng rong. Mà còn được sử dụng nhiều trong các dịp lễ, cưới hỏi, đãi khách, tế tang hay các việc quan trọng của làng.
2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng Phú Chiêm ngon đúng chuẩn
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Sợi mì Quảng: 500g
- Thịt ba rọi: 300g
- Tôm tươi: 500g
- Cua đồng: 300g
- Trứng cút: 20 quả
- Đậu phộng (lạc) sống: 20g
- Dầu đậu phộng: 50g
- Màu dầu điều: 50g
- Nước mắm: 65g
- Muối: 20g
- Tiêu: 2g
- Đường: 50g
- Nước: 2,5 lít
- Củ nén (hành tăm): 55g
- Đầu hành lá: 1 ít (cắt khúc)
- Rau ăn kèm (bắp chuối, rau cải) rửa sạch, để ráo
- Hành lá, rau thơm thái nhỏ
- Bánh đa, đậu phộng rang
2.2. Sơ chế củ nén và đậu phộng
- Củ nén bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
- Đậu phộng nhặt bỏ hạt lép, hư rồi rửa sạch, để ráo và cũng đem giã thật nhuyễn.
2.3. Sơ chế tôm và thịt ba rọi
- Tôm tươi mua về cắt bỏ đầu đuôi, lấy chỉ đen trên phần lưng, rửa sạch và để ráo.
- Cho tôm vào tô cùng 10g đường, 5g muối và 5g màu dầu điều. Trộn đều, ướp khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.
- Thịt ba rọi rửa sơ với nước muối loãng rồi rửa lại nước sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
- Cho thịt vào tô cùng 10g nước mắm, 2g tiêu bột, 10g đường và 5g củ nén. Trộn đều và cũng ướp khoảng 15 phút.
2.4. Sơ chế cua đồng và nấu nước cua
- Cua đem ngâm nước khoảng 1 giờ để loại bỏ hết đất cát, rửa lại nước sạch. Sau đó tách yếm và mai cua để riêng.
- Dùng thìa cạo lấy phần gạch cua cho ra chén để riêng, còn phần yếm của thì đem giã nhỏ.
- Cho 50g dầu đậu phộng vào nồi bắc lên bếp đun nóng với lửa lớn. Khi thấy nồi bốc hơi lên thì tắt bếp, để nguội bớt.
- Tiếp theo cho 50g củ nén vào phi đảo đều đến khi có màu vàng và mùi thơm. Múc ra chén 1/2 củ nén đã phi và ít dầu đậu phộng.
- Bắc lại nồi lên bếp cho thêm đậu phộng sống và cua đồng đã giã vào, đảo đều đến khi hỗn hợp chín tới là được. Đổ tiếp 2,5 lít nước vào đun sôi với lửa vừa khoảng 20 phút.
2.5. Xào tôm, thịt ba rọi với trứng cút
- Cho trứng cút vào nồi nước luộc chín từ 10 – 12 phút, lấy ra để nguội bớt rồi bóc vỏ.
- Cho ít dầu đậu phộng bên trên vào chảo bắc lên bếp đun nóng. Thêm tôm và trứng cút vào đảo đều với lửa vừa.
- Khi tôm chuyển sang màu đỏ thì nêm thêm 5g nước mắm, đảo đều rồi tắt bếp.
- Bắc chảo khác lên bếp rồi cũng cho dầu đậu phộng vào đun nóng. Cho thịt bà rọi vào rán cho thịt săn lại và có màu vàng nâu đều 2 mặt.
- Lấy thịt ra để nguội bớt thì thái thành lát mỏng vừa ăn rồi lại cho vào chảo, thêm 10g màu dầu điều và xào cho chín hẳn.
- Cuối cùng cho tôm, trứng cút và nêm thêm 30g đường, 50g nước mắm vào xào 1 – 2 phút cho thấm đều gia vị là xong.
2.4. Nấu nước dùng mì Quảng
- Nồi nước cua đồng sau khi sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước cốt qua nồi khác và vớt bỏ xác cua.
- Sau đó cho hỗn hợp tôm thịt đã xào vào cùng đầu hành lá và 15g muối. Đun thêm 5 phút nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là đã hoàn thành.
2.5. Hoàn thành món mì Quảng Phú Chiêm
- Cho một ít mì Quảng vào tô rồi múc thêm trứng cút, thịt, tôm, bẻ thêm bánh đa vào và rưới nước dùng lên. Rắc thêm chút hành lá, rau thơm thái nhỏ, củ nén đã phi thơm và đậu phộng rang vào. Khi ăn thì có thể vắt thêm tí chanh, tương ớt và ăn kèm rau sống.
- Món mì Quảng Phú Chiêm có mùi thơm phức, nước dùng ngọt thanh đậm đà hương vị. Kết hợp cùng sợi mì Quảng dẻo dai, vị ngọt mềm của tôm thịt hòa quyện với vị bùi béo của trứng cút và đậu phộng rang.
3. Cách nấu mì quảng Phú Chiêm cần lưu ý những gì?
Cách nấu mì Quảng Phú chiêm muốn được thơm ngon thì đầu tiêu cần lựa chọn được các nguyên liệu tươi ngon. Ngoài ra, trong các công đoạn chế biến cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tôm phải chọn những còn tươi, đầu và chân dính chặt vào thân, vỏ nguyên vẹn, ấn vào thấy phần thịt săn chắc.
- Thịt ba rọi chọn miếng có cả mỡ lẫn nạc đều nhau, như vậy khi ăn sẽ không bị quá khô hoặc quá ngán. Lớp da bên ngoài mỏng, thịt màu trắng hồng, không có mùi hôi.
- Cua đồng chọn con di chuyển khỏe, đầy đủ chân và càng, phần màu màu sáng. Nếu muốn ăn nhiều thịt thì chọn cua đực, nhiều gạch thì chọn cua cái.
- Để nước dùng ngon thì cua đồng nên giã tay thì vàng thịt cua sẽ mịn, mềm, giữ được hương vị.
- Không nên ướp tôm cùng với nước mắm trước mà nên xào cho chín đỏ mới cho nước mắm. Như vậy sẽ giúp tôm sẽ dậy mùi thơm hơn.
- Trong quá trình nấu nước dùng nên thường xuyên vớt bỏ bọt nổi trên bề mặt để nước được trong hơn.
Chỉ với vài nguyên liệu quen thuộc cùng các bước chế biến không khó đã có ngay một tô mì Quảng Phú Chiêm ngon đúng chuẩn rồi. Tuy có khá nhiều công đoạn nhưng chỉ cần kiên nhẫn là bạn sẽ nấu ngon. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi thì bạn có thể thay đổi khẩu vị món mì Quảng quen thuộc cho cả nhà với món mì đặc trưng hấp dẫn này, chắc chắn mọi người sẽ thích mê cho xem. Chúc bạn thực hiện thành công!